Túi vải Việt chuyên sản xuất, phân phối các loại túi vải bố, túi vải không dệt chất lượng cao, đa dạng mẫu mã với giá cả tốt nhất tại xưởng.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Tìm hiểu về vải không dệt - vải thân thiện với môi trường

Vải không dệt là gì 

Vải không dệt là loại vải được cấu tạo từ các hạt nhựa tổng hợp (polypropylene) được liên kết với nhau bằng các chất kết dính. Chúng được kéo thành sợi bằng dung môi hóa chất hoặc nhiệt cơ khí bởi máy móc hiện đại tạo thành tấm vải mỏng, nhẹ, bền và xốp. Đơn giản như tên gọi của sản phẩm là vì không trải qua quá trình dệt như những loại vải thông thường khác nên được gọi là vải không dệt.
Vải không dệt đã rất phổ biến tại các nước tiên tiến trên thế giới và 5 năm trở lại đây, vải không dệt ( nonwoven ) đã không còn quá xa lạ với người dân, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực hoạt động và sản xuất: công ty may túi môi trường, túi vải không dệt, công ty may mặc, công ty giầy dùng làm tấm lót, trang trí; công ty gỗ dùng vai khong det quấn và bảo vệ sản phẩm cho vận chuyển, xuất khẩu; may đồng phục y khoa, khẩu trang y tế hay mặt nạ trong thẩm mỹ,…

vải không dệt là gì
vải không dệt

2. Ưu, nhược điểm của vải không dệt.

- Vải không dệt mang nhiều tính năng ưu việt như: 
+ Vải không dệt có độ bền cao, chịu lực tốt : tùy theo nhu cầu sử dụng của từng loại mà vải không dệt có thể chịu được tải trọng từ 3 đến 10 kg.
+ Vải không dệt nhẹ, xốp, dễ dàng gấp gọn bảo quản dễ dàng khi không sử dụng.
+ Vải không dệt mềm mại, thoáng khí, thấm hút tốt và có độ dàn hồi cao.
+ Thân thiện với con người và môi trường: vải không dệt không gây ra ảnh hưởng gì đối với người sử dụng và còn dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên.
+ Vải không dệt dễ dàng in ấn và gần như không bị phai màu nên đây là một phương tiện quảng bá thương hiệu rất hiệu quả.
+ Giá thành rẻ: so với những nguyên liệu có mục đích sử dụng tương đương khác như vải dệt, giấy, vải bạt... thì vải không dệt có giá thành rẻ hơn rất nhiều.
- Nhược điểm của vải không dệt: 
+ Vì vải không dệt có cấu tạo với những lỗ nhỏ li ti thoáng khi nên sản phẩm này không phù hợp để đựng, bảo quản những vật cần sự kín đáo.
+ Cũng với cấu tạo mỏng, nhẹ, xốp nên vải không dệt không chịu được những vật có tải trọng lớn, cứng và sắc nhọn.
+ Với việc dễ phân hủy, thấm hút tốt nên tuổi thọ sử dụng của vải không dệt không được cao từ 3 - 5 năm.

3. Các ứng dụng của vải không dệt

Vì những tính năng ưu việt của mình mà vải không dệt đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống với nhiều sản phẩm hữu dụng như:
Túi vải không dệt đựng sản phẩm và làm quà tặng, túi tự hủy, túi đi chợ, diêu thị, túi đựng rượu, túi bọc đồ da dụng, bọc trái cây...

-->> Tham khảo bài viết Túi vải không dệt là gì ? Phân loại túi vải không dệt
túi vải không dệt - tuivaiviet.com
Túi vải không dệt

- Vải không dệt được sử dụng làm những vật dụng hữu ích hàng ngày như: tã lót em bé, quần lót, khăn ướt, tủ vải quần áo, mũ nón, tất, khăn mặt, khăn tắm, dày dép dùng 1 lần, túi bọc hoa quả...
- Vải không dệt được sử dụng để làm những vật dụng y tế, vệ sinh như: khẩu trang, bao trùm đầu, băng vết thương, quần áo cách ly, đồ phẫu thuật, bao bì y tế...
ứng dụng của vải không dệt - tuivaiviet.com
ứng dụng của vải không dệt

Vải không dệt là một vật liệu mới, với nhiều tính năng, ứng dụng tốt cho cuộc sống, và rất thân thiện với môi trường. Vì vậy vải không dệt sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong cuộc sống.

( Theo tuivaiviet.com )
Share:

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Rác thải nhựa, túi nilon phá hủy môi trường như thế nào

Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng xuống cấp trầm trọng với rất nhiều hiện tượng tiêu cực. Trong đó hiện tượng biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu đang là vấn đề nhức nhối cho cả nhân loại. Và túi nilon, rác thải nhựa chính là một trong những thủ phạm.

-->> Xem thêm bài viết: Những tác hại khôn lường của túi nilon và giải pháp khắc phục

Sản xuất nhựa, túi nilon thải ra lượng lớn Co2, khí độc gây ô nhiễm không khí

Môi trường sống phá hủy từ lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch, và một trong số đó là từ nhiên liệu hóa thạch dùng để sản xuất túi nhựa. Ước tính có khoảng 12 triệu thùng dầu được sử dụng để sản xuất 30 triệu túi nhựa mà người Mỹ sử dụng mỗi năm. Điều đó tương đương với số lượng dầu dự trữ dầu chiến lược của chúng ta. Khi sử dụng nó để làm túi xách, nó là một cách lãng phí và không cần thiết để làm cạn kiệt nguồn cung cấp dầu của chúng ta và góp phần tích tụ thêm CO2 trong bầu khí quyển của chúng ta.


Túi nhựa, nilon không phân hủy gây ô nhiễm đất, nước

Một chiếc túi nhựa trong môi trường tự nhiên phải mất đến hơn 400 năm mới phân hủy được. Sự tích tụ của rác thải nhựa trong các đại dương, sông hồ, đất đai của chúng ta là một nguyên nhân lớn gây ra sự phá vỡ hệ sinh thái. 
Ước tính có khoảng 100.000 động vật biển chết mỗi năm do ngạt thở hoặc nuốt phải rác thải nhựa. Ngay cả con số đó điều này dường như nho nhỏ khi so sánh các tác động của túi bừa bãi mà chia thành các mảnh nhỏ và hòa lẫn vào các nguồn nước của chúng ta. Các mẩu nhỏ bằng nhựa được tích tụ ở mức báo động trong các đại dương của chúng ta.
Rùa biển bị túi nilon trùm vào đầu
Tất cả nhựa này là độc hại và có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta. Một trong những độc tố chính là dioxin, một gây rối loạn nội tiết, hoặc cái gọi là biến đổi gen. Chín trong số mười con cá mú ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Mỹ có những đột biến giống do ô nhiễm dioxin. Một trong 50 con gấu Bắc cực Bắc cực có cả cơ quan sinh dục đực và cái, gây ra bởi các chất ô nhiễm gây rối loạn hormone
chim biển chết vì ăn phải rác thải nhựa
Nhiều người có trách nhiệm xử lý các túi của họ, nhưng ngay cả khi xử lý đúng cách, chúng vẫn có thể gây ra một mối đe dọa. Dioxin và các chất độc khác có thể rỉ ra khỏi các bãi chôn lấp, tiếp tục gây ô nhiễm các nguồn nước và đại dương.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã ném những chiếc túi đi, hãy nhớ: nó không mất đi! Mỗi chiếc túi bạn đã từng vứt bỏ được lưu trữ trong bãi rác ở đâu đó. Vì vậy, Vui lòng không vứt bỏ túi. 
Điều tốt nhất để làm là nên sử dụng những chiếc túi được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường như túi vải không dệt để góp phần bảo vệ hệ sinh thái của chúng ta.


Share:

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

10 bước đơn giản để tự tay may cho mình một chiếc balo dây rút xinh xắn

Balo dây rút là một phụ kiện rất được các bạn trẻ ưa chuộng, nhất là mỗi dịp hè về. Những chiếc ba lô xinh xắn, tiện lợi, nhõng nhẽo trên lưng cùng chủ nhân đi khắp mọi nơi.
Vì thế nhiều bạn trẻ muốn tạo những dấu ấn riêng bằng cách tự tay may vá, tô vẽ để tạo thành một chiếc balo dây rút "made by me".
Và với những bạn thích mày mò thì việc đó sẽ chẳng có gì là khó khăn.

Sau đây là 10 bước đơn giản để may một chiếc balo dây rút xinh xắn

Bước 1:
- Đầu tiên, bạn cắt 2 miếng vải màu làm vải mặt chính với kích thước 35 x 50cm.  Cắt 2 miếng vải trắng làm vải lót ở trong với kích thước 35 x 45cm.

Bước 2:- Cắt 2 miếng vải có kích thước 6 x 12cm làm chỗ móc dây đeo túi. Gập mép ngang vải vào trong và khâu cố định lại.

Bước 3:- Gập đôi 2 miếng vải trên, dùng ghim cố định tạm thời ở 2 bên chiều dài miếng vải xanh, cách 1 cạnh ngắn (đáy túi) khoảng 7cm.

Bước 4:- Khâu cố định cả 2 miếng vải xanh và trắng theo đường kẻ trong hình. Bạn chú ý chỉ khâu đến đoạn cách miệng túi xanh 10cm và cách miệng túi trắng 5cm.

Bước 5:
- Lộn miếng vải xanh ra mặt chính, sau đó nhét miếng vải trắng vào trong miếng xanh để làm lót túi.

Bước 6:
- Cắt 2 sợi dây thừng dài làm quai túi. Bạn nhớ ướm thử chiều dài của chúng lên người trước khi cắt. 
- Gập đôi và đặt ngược chiều 2 sợi dây ở miệng túi như trong hình.

Bước 7:
- Ở từng bên mặt túi, bạn gập mép miệng túi vào trong 2 lần để giấu sợi dây ở trong, dùng kim cố định tạm thời.
- Dùng máy may khâu 1 đường cố định và lần lượt gỡ kim ra.

Bước 8:
- Làm tương tự với miệng túi ở bên còn lại.

Bước 9:
- Giờ bạn chỉ cần rút 2 đầu dây là có thể thắt chiếc túi lại rồi!

Bước 10:
- Luồn dây qua giữa miếng vải làm móc dây đeo túi đã khâu, thắt nút thật chặt để quai túi chắc chắn.

Bây giờ chỉ cần khoác túi lên và đi chơi thôi nào!

Chiếc balô dây rút dành riêng các bạn trẻ ưa thích sự năng động, cá tính.


Ưu điểm của chiếc balô dây rút này là kiểu dáng đơn giản, thời trang mà lại gọn, nhẹ, không hề nặng nề như những chiếc túi xách thông thường.


Khi chọn vải, bạn chú ý chọn các loại vải có pha nilon, chất dày và bền để những ngày mưa không phải lo chúng bị thấm nước, hỏng mất đồ đạc, sách vở bên trong nhé!


Bạn có thể thử nghiệm với vải hoa và dây thừng nhiều màu để chiếc balô dây rút được xinh hơn và mang phong cách của chính bạn nhé!

-->> Tham khảo ngay bài viết : "Ba lô dây rút hút giới trẻ chào hè cực chất"
Share: